top of page
Writer's pictureHannah Hoang

Mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đã ở mức nghiêm trọng

Sex ratio imbalance worsens in Vietnam

Mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đã ở mức nghiêm trọng



Vietnam has seen a spike in the number of male births compared with female births. If the trend continues, it could have worrying consequences, warn experts. Patralekha Chatterjee reports.

Việt Nam đang chứng kiến tỷ lệ sinh con trai tăng đột biến với tỷ lệ sinh con gái. Các chuyên gia cảnh báo nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, những hậu quả đáng lo ngại có thể sẽ tiếp tục. Ông Patralekha Chatterjee báo cáo.



More money and easier access to technology have dramatically improved the day-to-day lives of millions of people in Asia in recent decades. But increased prosperity and new medical technologies have also led to a spurt in prenatal sex determination and selective abortion, deepening the girl deficit in countries that traditionally favour male children.


Trong những thập kỷ gần đây, việc tiếp cận với công nghệ trở nên dễ dàng hơn đã cải thiện đáng kể cuộc sống thường ngày của hàng triệu người dân khu vực Châu Á. Tuy nhiên, chính sự thịnh vượng và công nghệ y tế tân tiến ngày càng được cải thiện đã dẫn đến một sự bứt phá trong việc xác định giới tính trước khi sinh và việc phá thai có chọn lọc. Điều này khiến cho tình trạng thiếu nữ giới ở các quốc gia có truyền thống trọng nam ngày càng trở nên trầm trọng.



The skewed sex ratio is particularly acute and well-documented in parts of China and India. But now a new report by the UN Population Fund (UNFPA) has identified a rising imbalance in the male-to-female sex ratio at birth in Vietnam. If the rise continues over the next decades, scarcity of women could increase the pressure for them to marry young, and there might be a rising demand for sex work and an increase in trafficking, according to the report.


Theo báo cáo, tỷ lệ chênh lệch giới tính là đặc biệt nghiêm trọng và được ghi nhận rất toc ràng ở một số vùng tại Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng một báo cáo mới của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) hiện tại đã xác định sự mất cân bằng tỷ lệ giới tính nam-nữ khi sinh tại Việt Nam đang gia tăng. Nếu tình trạng gia tăng này tiếp tục diễn ra trong những thập kỷ tiếp theo, thì việc thiếu phụ nữ có thể sẽ gây thêm áp lực buộc họ phải kết hôn ở độ tuổi trẻ hơn, và có thể dẫn đến thực trạng tăng nhu cầu mại dâm, mạng lưới buôn bán phụ nữ có thể lan rộng.



Experts across Asia say entrenched preference for sons in patriarchal structures and systems make it difficult to follow a purely punitive approach. They are calling for a multipronged strategy with more emphasis on the cultural aspects of population issues and measures to increase the value of daughters, enhance society's support for improving women's status, as well as the need for a social-security scheme for the elderly.


Các chuyên gia trên khắp châu Á khẳng định rằng tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể gây khó khăn cho việc tuân theo một biện pháp trừng phạt thuần túy. Họ đang kêu gọi một chiến lược đa dạng, chú trọng hơn vào các khía cạnh văn hóa của các vấn đề dân số và các biện pháp nhằm nâng cao tầm quan trọng của nữ giới, tăng cường sự hỗ trợ của xã hội để nâng cao địa vị của phụ nữ, cũng như cần một đề án an sinh xã hội cho người cao tuổi.





Vietnam has had an unusual rapid change in the sex ratio at birth in the past few years. Although, in 2000, the ratio was about 106 male births per 100 female births, it increased to 112 in 2008. “Currently, China reports higher sex ratio at birth than Vietnam. However, what is striking in Vietnam is the unusually rapid rise of the SRB [sex ratio at birth] recorded over the last few years. As a result, Vietnam's SRB is on par with Georgia, Pakistan, and India as a whole—though, regional sex ratio values for example in Punjab, Delhi, Haryana, or Rajasthan are much higher. If the current growth of 1 point per year since 2006 continues unabated, SRB might reach the 115 mark within 3 years in Vietnam”, says Bruce Campbell, UNFPA representative in Vietnam.


Trong vài năm qua, tại Việt Nam, tỉ lệ giới tính khi sinh đã có một sự thay đổi nhanh chóng bất thường. Mặc dù , vào năm 2000 tỉ lệ này là vào khoảng 106 bé trai/100 bé gái, tuy nhiên con số này đã tăng lên thành 112 bé trai vào năm 2008. Ông Bruce Campbell, đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: “Hiện tại, tỷ lệ giới tính khi sinh ở Trung Quốc được ghi nhận là cao hơn so với ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều nổi bật lên ở Việt Nam đó là sự gia tăng đột biến của SRB (tỷ lệ giới tính khi sinh) được ghi nhận trong một vài năm trở lại đây. Do đó, nhìn chung SRB của Việt Nam tương đương với tỷ lệ này ở các quốc gia như Georgia, Pakistan, và Ấn Độ, nhưng tiêu chuẩn tỷ lệ giới tính của một số khu vực như Punjab, Delhi, Haryana, hay Rajasthan thì lại cao hơn nhiều. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là 1 điểm mỗi năm từ năm 2006 duy trì không giảm, thì SRB của Việt Nam có thể đạt 115 điểm trong vòng 3 năm.”



One of the main factors behind the rise is the steadily increasing access to affordable sex determination and sex selection technology, which has allowed couples to pursue their desire for one or more sons. Experience reported in other nations such as China and India shows that sex ratio imbalances can spread quickly throughout countries. If this happens in Vietnam, it may become a more serious problem in the future, substantially affecting the demographic and sex structure of the population, says Campbell.


Ông Campbell cho biết thêm, một trong những yếu tố chính đằng sau sự gia tăng này có là việc tiếp cận công nghệ chọn lọc và xác định giới tính ngày càng tăng. Công nghệ cho phép bố mẹ có thể lựa chọn có một hay nhiều hơn một con trai. Thử nghiệm được báo cáo tại nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ chỉ ra rằng tỷ lệ mất cân bằng giới tính có thể lan truyền một cách nhanh chóng ở nhiều quốc gia. Nếu điều này xảy ra ở Việt Nam, nó có thể thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong tương lai, ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc nhân khẩu học và giới tính của dân số.



In Vietnam, ultrasound and abortion services are legal and easily accessible, but the identification of the sex of a fetus and selective abortion are illegal. The government's response to the troubling gender imbalance includes the Population Ordinance (2006) and Prime Minister Decree (2006), which prohibit all practices of antenatal fetal sex diagnosis and sex selection. There are also revised guidelines for the implementation of the decree in order to closely monitor and punish the promotion and practice of sex diagnosis and sex selection. Despite all this, parents can get hold of translations of foreign manuals and locally written guides which explain both traditional and modern methods of selecting the sex of children. The health ministry recently destroyed 30 000 books about sex selection and closed seven internet websites advertising these methods.


Tại Việt Nam, việc siêu âm và phá thai là hợp pháp và có thể dễ dàng tiếp cận, nhưng việc xác định giới tính và phá thai có chọn lọc là bất hợp pháp. Chính phủ đối phó với tình trạng mất cân bằng giới tính đáng lo ngại bằng cách ban hành Pháp lệnh Dân số (2006) và Nghị định của Thủ tướng (2006), nghiêm cấm mọi hành vi chẩn đoán giới tính thai nhi và lựa chọn giới tính. Ngoài ra còn có các hướng dẫn sửa đổi để thực hiện nghị định nhằm giám sát chặt chẽ và trừng phạt việc thúc đẩy và thực hành chẩn đoán giới tính và lựa chọn giới tính. Tuy vậy, các bố mẹ vẫn có thể tìm được bản dịch của những bản hướng dẫn được viết bằng tay. Tài liệu giải thích các phương pháp chọn lọc giới tính thai nhi theo cách truyền thống, và hiện đại. Gần đây, bộ y tế đã hủy bỏ 30,000 cuốn sách liên quan đến việc chọn lọc giới tính và gần 7 trang web quảng cáo về những phương pháp này.



The situation is not too different from India. Medically-assisted sex selection is illegal in India, but the law is widely flouted. “Legislations in these matters do not pay dividends unless accompanied by action/interventions at the community level to bring about a change in attitude”, says Uday Shankar Mishra, associate professor at the Centre for Development Studies in Trivandrum, southern India.


Tình trạng này không mấy khác biệt với Ấn Độ. Việc chọn lọc giới tính dưới sự hỗ trợ y khoa là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng luật được ban hành rộng rãi trên cả nước. Ông Uday Shankar Mishra, phó giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu phát triển ở Trivandrum, miền nam Ấn Độ nói: “Đối với những vấn đề này, cơ quan lập pháp không cung cấp quyền lợi nếu không có hành động/ sự can thiệp đi kèm ở cấp độ cộng đồng trong việc mang lại sự thay đổi thái độ,”



Vietnam, like India, has a daunting but not impossible task to tackle its sex ratio imbalance. A comprehensive communications strategy to encourage behaviour change is a good starting point, says Vietnamese social scientist Dang Nguyen Anh. South Korea offers an inspirational example. The country had a rapid rise in sex ratio at birth, up to 116, but managed to engineer a rapid decline over a period of about 20 years through a raft of policy reforms: government investment in social security, reinforcement of health and social insurance systems, measures to benefit families having girls.


Giống như Ấn Độ, Việt Nam mang trên vai một nhiệm vụ khó khăn, nhưng mất cân bằng giới tính không phải là vấn đề không thể giải quyết được. Ông Dang Nguyen Anh, nhà khoa học xã hội Việt Nam, khẳng định, một chiến lược truyền thông toàn diện để khuyến khích thay đổi hành vi là một điểm khởi đầu tốt.” Hàn Quốc là một ví dụ điển hình. Quốc gia có tỷ lệ giới tính khi sinh tăng lên tới 116 trẻ, tuy nhiên trong khoảng 20 năm, Hàn Quốc đã nỗ lực giảm tỷ lệ này xuống nhanh chóng bằng cách thông qua một loạt các cải cách chính sách bao gồm: việc đầu tư của chính phủ vào an sinh xã hội, củng cố hệ thống bảo hiểm y tế và xã hội, những biện pháp hỗ trợ cho các gia đình có con gái.



 

Người dịch/ Translator: Hannah Hoang

Nguồn/ Source: Patralekha Chatterjee

Ảnh/ Photo: baomoi.com

Chú thích/ Note: *Bản gốc chữ màu đen/ The source language is black

*Bản dịch chữ màu xanh/ The target language is green

5 views0 comments

Comments


bottom of page