How to look after your mental health
Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần
It’s important to take care of yourself and get the most from life. Below are 10 practical ways to look after your mental health. Making simple changes to how you live doesn’t need to cost a fortune or take up loads of time. Anyone can follow this advice. Why not start today?
Chăm sóc bản thân và tận hưởng cuộc sống đều rất quan trọng. Dưới đây là 10 cách thiết thực để chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn. Thực hiện những thay đổi đơn giản về lối sống của bạn không cần tốn quá nhiều tiền hay mất nhiều thời gian. Bất cứ ai cũng có thể làm theo lời khuyên này. Tại sao không bắt đầu ngay hôm nay?
1. Talk about your feelings
1. Nói ra cảm xúc của bạn
Talking about your feelings can help you stay in good mental health and deal with times when you feel troubled.
Việc nói ra cảm xúc có thể giúp bạn có một sức khỏe tinh thần tốt và đối phó với những lúc bạn cảm thấy bế tắc.
2. Keep active
2. Năng vận động
Regular exercise can boost your self-esteem and can help you concentrate, sleep, and feel better. Exercise keeps the brain and your other vital organs healthy, and is also a significant benefit towards improving your mental health.
Tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường sự tự tin của bạn và giúp bạn tập trung, ngủ ngon, và cảm thấy tốt hơn. Tập thể dục giúp não bộ và các cơ quan quan trọng khác khỏe mạnh, và cũng giúp ích đáng kể cho việc cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.
3. Eat well
3. Ăn đầy đủ
Your brain needs a mix of nutrients in order to stay healthy and function well, just like the other organs in your body. A diet that’s good for your physical health is also good for your mental health.
Não bộ của bạn, cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, cần nhiều dưỡng chất khác nhau để khỏe mạnh và hoạt động tốt. Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe thể chất thì cũng tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn.
4. Drink sensibly
4. Uống rượu có chừng mực
We often drink alcohol to change our mood. Some people drink to deal with fear or loneliness, but the effect is only temporary. When the drink wears off, you feel worse because of the way the alcohol has affected your brain and the rest of your body. Drinking is not a good way to manage difficult feelings.
Chúng ta thường uống rượu để thay đổi tâm trạng. Một vài người uống để đối mặt với nỗi sợ hãi hoặc cô đơn, nhưng hiệu quả chỉ là tạm thời. Khi đồ uống hết tác dụng, bạn cảm thấy tệ hơn do ảnh hưởng của rượu đến não bộ và các bộ phận khác của cơ thể. Uống rượu không phải là một phương pháp hiệu quả để chế ngự những cảm giác khó chịu.
5. Keep in touch
5. Giữ liên lạc
There’s nothing better than catching up with someone face to face, but that’s not always possible. You can also give them a call, drop them a note, or chat to them online instead. Keep the lines of communication open: it’s good for you!
Không có gì tốt hơn là được trực tiếp trò chuyện với ai đó, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể làm điều đó. Bạn cũng có thể gọi điện thoại cho họ, gửi cho họ một lá thư, hay trò chuyện với họ trực tuyến. Hãy giữ liên lạc với mọi người: điều này tốt cho bạn.
6. Ask for help
6. Nhờ sự giúp đỡ
None of us are superhuman. We all sometimes get tired or overwhelmed by how we feel or when things don’t go to plan. If things are getting too much for you and you feel you can’t cope, ask for help. Your family or friends may be able to offer practical help or a listening ear.
Không ai trong chúng ta là siêu nhân. Tất cả chúng ta sẽ có lúc cảm thấy mệt mỏi hoặc quá sức chịu đựng với cảm xúc của bản thân hay khi mọi thứ không theo đúng kế hoạch. Nếu mọi thứ đang trở nên quá sức với bạn và bạn cảm thấy bản thân không thể xử lý hết, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Gia đình hoặc bạn bè của bạn có thể sẵn sàng giúp đỡ bạn một cách thiết thực hoặc lắng nghe bạn chia sẻ.
7. Take a break
7. Nghỉ ngơi
A change of scene or a change of pace is good for your mental health. It could be a five-minute pause from cleaning your kitchen, a half-hour lunch break at work, or a weekend exploring somewhere new. A few minutes can be enough to de-stress you. Give yourself some ‘me time’.
Thay đổi không gian hoặc nhịp độ làm việc sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn. Bạn có thể dừng lại khoảng 5 phút khi dọn dẹp nhà bếp của bạn, 30 phút nghỉ trưa tại nơi làm việc, hoặc một tuần khám phá một địa điểm mới. Một vài phút có thể đủ để giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Hãy dành cho bản thân bạn một khoảng thời gian riêng tư.
8. Do something you’re good at
8. Làm điều gì đó mà bạn giỏi
What do you love doing? What activities can you lose yourself in? What did you love doing in the past? Enjoying yourself can help beat stress. Doing an activity you enjoy probably means you’re good at it, and achieving something boosts your self-esteem.
Bạn thích làm gì? Bạn muốn đắm mình vào những hoạt động gì? Trong quá khứ bạn thích làm gì? Tự tìm thấy niềm vui cho bản thân có thể giúp loại bỏ căng thẳng. Làm điều bạn yêu thích đồng nghĩa bạn rất giỏi làm việc đó, và đạt được thành quả nào đó sẽ giúp bạn tự tin hơn.
9. Accept who you are
9. Chấp nhận bạn là ai
We’re all different. It’s much healthier to accept that you’re unique than to wish you were more like someone else. Feeling good about yourself boosts your confidence to learn new skills, visit new places and make new friends. Good self-esteem helps you cope when life takes a difficult turn.
Tất cả chúng ta đều khác nhau. Chấp nhận bản thân là duy nhất sẽ có lợi hơn việc bạn muốn mình giống một ai khác. Cảm thấy hài lòng về chính mình giúp bạn tự tin để học những kỹ năng mới, thăm những địa điểm mới và quen những người bạn mới. Sự tự tin vào bản thân sẽ giúp bạn đối phó với những bước ngoặt khó khăn trong cuộc sống.
10. Care for others
10. Quan tâm đến những người khác
"Friends are really important… We help each other whenever we can, so it’s a two-way street, and supporting them uplifts me."
Caring for others is often an important part of keeping up relationships with people close to you. It can even bring you closer together.
“Bạn bè thực sự quan trọng… Chúng ta giúp đỡ nhau bất cứ khi nào có thể, vì vậy tình bạn là một mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, và giúp đỡ họ cũng là giúp đỡ chính mình.”
Quan tâm đến người khác thường là một phần quan trọng để duy trì mối quan hệ với những người xung quanh bạn. Điều này có thể rút ngắn khoảng cách giữa bạn và những người đó.
Người dịch/ Translator: Hannah Hoang
Nguồn/ Source: Mental Health Foundation
Ảnh/ Photo: Bliss Queen Adina
Chú thích/ Note: *Bản gốc chữ màu đen/ The source language is black
*Bản dịch chữ màu xanh/ The target language is green
Comments