11 Things You Should Know About Vietnamese Culture
11 điều bạn nên biết về văn hóa Việt Nam
Vietnam is a country rich in history and traditions, dating back thousands of years and instilled with a deep respect for the land, the sea and their ancestors.
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống và lịch sử, có niên đại hàng ngàn năm lịch sử và thấm nhuần niềm tự tôn dân tộc sâu sắc đối với vùng đất, biển đảo, và tổ tiên, nguồn cội của họ.
Here are 11 things you should know to understand some of the nuances of this beautiful culture.
Dưới đây là 11 điều bạn nên biết để thấu hiểu về những sắc thái riêng của nền văn hóa tuyệt đẹp này.
Trust is a long process
Xây dựng lòng tin là một quá trình lâu dài
This one infuriates business people all the time, because they come to Vietnam with their own ideas about how things should operate: I tell you what I want, you give me a price, and then you deliver. The business culture here isn’t that simple, though. It’s more so based on trust and reputation. Words in a legal document are fine and all, but until your new partners know you as a person, there will always be suspicion. Trust takes years to build and just seconds to destroy, so tread carefully.
Vấn đề này làm cho các nhà kinh doanh đều phải tức giận vì họ đến Việt Nam mang những ý tưởng của riêng họ về cách mọi thứ nên vận hành như thế nào: Tôi nói với bạn những gì tôi muốn, bạn định giá, và sau đó bạn thực hiện. Văn hóa kinh doanh ở đây không hề đơn giản. Dựa trên niềm tin và danh tiếng là chưa đủ. Các điều khoản hợp đồng rõ ràng luôn là trên hết, nhưng chừng nào các đối tác chưa thực sự hiểu nhau thì vẫn còn tồn tại sự ngờ vực. Niềm tin phải mất nhiều năm để xây dựng nhưng chỉ mất vài giây để phá hủy, vì vậy hãy cẩn thận.
Nobody wants to lose face
Không ai muốn mình bị mất mặt
Vietnamese people care deeply about their reputations and how they’re perceived by their friends, family and colleagues. You should avoid doing anything that will embarrass or diminish a person in public. That could include arguing, ridiculing, confronting or even bartering too aggressively. This is also the reason why you’ll rarely see violent outbursts in Vietnam. Everyone is non-confrontational, because aggression causes both parties to lose face. For the vast majority of minor infringements, a stern glance is enough.
Người Việt Nam quan tâm sâu sắc đến danh tiếng của họ và cách họ được cảm nhận từ phía bạn bè, gia đình và đồng nghiệp cảu họ. Bạn nên tránh làm bất cứ điều gì gây xấu hổ, hay làm mất mặt người khác trước đám đông. Điều đó có thể bao gồm tranh cãi, chế giễu, đối chất, hoặc đổi chác quá lộ liễu. Đây cũng là lý do tại sao bạn sẽ hiếm khi thấy những vụ đụng độ, va chạm ở Việt Nam. Mọi người đều không đối đầu, vì sự gây hấn khiến cả hai bên mất mặt. Phần lớn ở các vi phạm nhỏ, chỉ cần một ánh nhìn cũng đủ để thể hiện tất cả.
Academics are revered
Học vấn được đề cao
When you speak to students in Vietnam, it can be a bit disheartening to hear about how restricted their lives are – but this is the norm. The job market is hyper-competitive, so young people have to be at the top of their classes if they want to have a chance at the best career paths. There are amazing opportunities in this booming economy, but only for those who put in the work. That means long days at school, with tutors and extra classes at night – especially English, which is now a requirement for many students graduating from higher education.
Khi bạn nói chuyện với sinh viên ở Việt Nam, có thể hơi khó chịu khi nghe về cuộc sống của họ bị gò bó như thế nào - nhưng chuyện này rất thường gặp. Thị trường làm việc siêu cạnh tranh, vì vậy, những người trẻ tuổi phải ra sức Giành Lấy vị trí đứng đầu các lớp học của họ nếu họ muốn có cơ hội ở những con đường sự nghiệp tốt nhất phía trước. Có những cơ hội tuyệt vời trong nền kinh tế đang bùng nổ này, nhưng chỉ dành cho những người thực sự xứng đáng và nỗ lực hết mình trong công việc. Điều đó có nghĩa là những năm tháng học tập ở trường học với việc thuê gia sư và các lớp học thêm vào ban đêm - đặc biệt là tiếng Anh, hiện đang là một yêu cầu đối với nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học.
Elders are respected
Người cao tuổi được kính trọng
After name and nationality, age is one of the first questions you’ll be asked in Vietnam. Their society is built on Confucian beliefs, where experience and wisdom are highly respected. This means the older you are, the more respect you command. You shouldn’t swear or bring up inappropriate topics when you’re with older people – things like death or sex. At dinners, the eldest are served first, and at home or work, their opinions carry more weight. It can be frustrating when an older person speaks down to you at work, but that’s the culture here.
Tuổi tác là một trong những câu hỏi đầu tiên bạn sẽ được hỏi tại Việt Nam sau khi bạn được hỏi tên và quốc tịch. Xã hội của họ được xây dựng dựa trên niềm tin Nho giáo, nơi kinh nghiệm và trí tuệ rất được tôn trọng. Điều này có nghĩa là bạn càng lớn tuổi, bạn càng được tôn trọng. Bạn không nên nói bậy hoặc đưa ra những chủ đề không phù hợp khi bạn nói chuyện với người lớn tuổi - những vấn đề như cái chết hoặc tình dục. Trong bữa ăn tối người lớn tuổi nhất được phục vụ trước, và ở nhà hay nơi làm việc, ý kiến của họ mang nhiều trọng lượng hơn. Có thể gây ra sự bực bội khi một người lớn tuổi nói chuyện lên giọng coi thường bạn tại nơi làm việc, nhưng đó là văn hóa ở đây.
Their war history is sacrosanct
Lịch sử đấu tranh của người Việt là bất khả xâm phạm
Some people have learned this the hard way: Don’t speak ill of Vietnamese war heroes, or make jokes about anything related to the war. Generally speaking, Vietnamese people have a great sense of humor, but they don’t joke about the war years. Those were difficult times for everyone in this country. As a foreigner, you need to be careful with this topic – and also when speaking about their colonial past.
Một số người đã phải để ý điều này một cách khó khăn: Đừng nói xấu các anh hùng chiến tranh Việt Nam, hoặc ra trò về bất cứ điều gì liên quan đến chiến tranh. Nói chung, người Việt Nam có khiếu hài hước tuyệt vời, nhưng họ không đùa về những năm tháng đấu tranh. Đó là những thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người dân ở đất nước này. Là người nước ngoài, bạn cần cẩn thận với chủ đề này - và cả khi nói về quá khứ thuộc địa của họ.
Transactions are always negotiated
Buôn bán luôn mặc cả
Shopping in Vietnam is often a battle of subtleties and strategy. Foreigners should expect an extra fee, because shopkeepers don’t respect you as an opponent. They know they have all the advantages. Your best weapons are your feet. Negotiate them down until they won’t move any more, and then threaten to walk away. For most shops, a smaller profit margin still beats getting nothing.
Mua sắm ở Việt Nam thường là một trận chiến của sự khôn khéo và chiến lược. Người nước ngoài hầu hết đều phải trả giá cao hơn, bởi vì những chủ cửa hàng không coi bạn như một đối thủ. Họ biết nắm bắt trong tay những lợi thế. Vì vậy, vũ khí tốt nhất của bạn là giữ vững lập trường của mình. Mặc cả với họ đến một mức giá không thể hạ xuống được nữa, và sau đó hãy dọa bỏ đi mà không mua nữa. Đối với hầu hết các cửa hàng một mức lợi nhuận nhỏ vẫn hơn là không có chút lợi nhuận nào.
Ghosts are real
Người Việt tin là có ma
Many Vietnamese traditions and customs are based around their ancestral beliefs. One of the greatest fears in Vietnam is that the dead won’t find peace in the afterlife – that they’ll be left to wander as tortured spirits. Most everybody in Vietnam has a ghost story, from a butterfly landing on them during a funeral to strange voices at night. No matter your thoughts on the supernatural, don’t make light of ghosts or the deceased.
Nhiều truyền thống và phong tục của người Việt dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của họ. Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất ở Việt Nam là người chết sẽ không tìm thấy được sự bình yên ở thế giới bên kia - rằng họ sẽ bị bỏ lại lang thang như những linh hồn bị tra tấn. Hầu hết mọi người ở Việt Nam đều có một câu chuyện ma, từ một con bướm đậu lên người trong một đám tang cho đến những giọng nói kỳ lạ vào ban đêm. Bất kể suy nghĩ của bạn về siêu nhiên là gì đi chăng nữa cũng đừng xem nhẹ những chuyện đó đó.
Vietnamese people are relentlessly optimistic
Người Việt Nam luôn luôn lạc quan
There is so much opportunity in Vietnam these days. Everyone is working hard to improve both themselves and the lives of their families, taking a long exposure view: Today’s long hours and sacrifices will eventually pay off. You won’t hear too many people grumbling about their hardships, so try not to complain about your own problems too much. As a foreigner who can afford international travel, you won’t find much sympathy.
Ngày nay có rất nhiều cơ hội ở Việt Nam. Mọi người đang làm việc chăm chỉ để cải thiện bản thân và cuộc sống của gia đình họ, điều này minh chứng cho một quan niệm bấy lâu nay: Những cống hiến và những giờ làm việc dài của hôm nay sẽ được đền đáp. Bạn sẽ không thấy quá nhiều người cần nhằn về những khó khăn của họ, vì vậy hãy cố gắng đừng phàn nàn về vấn đề của chính bạn quá nhiều. Là một người nước ngoài có đủ khả năng đi du lịch quốc tế, bạn sẽ không nhận được nhiều sự đồng cảm.
There is no tipping culture
Người Việt Nam không có văn hóa đưa "tiền boa"
Tipping isn’t expected in Vietnam. If you feel the service has gone above and beyond, feel free to leave a little extra, but if you do, be discrete. Hide it under a plate or behind the bill. When you make an overt show of tipping, it could make a person feel like they’re losing face – like they’re begging. Some people will just flat out refuse a tip, because they think you’ve made a mistake in counting your money.
Mọi người không mong đợi tiền boa ở Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy dịch vụ đó tốt thì hãy cứ để lại thêm một chút tiền, nhưng hãy làm điều đó một cách tế nhị. Giấu nó dưới một cái đĩa hoặc bên dưới hóa đơn đơn. Khi bạn boa tiền công khai, điều này có thể khiến một người cảm thấy mất mặt - giống như họ đang cầu xin vậy. Một số người sẽ thẳng thừng từ chối tiền boa bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã tính tiền nhầm.
Food is an important part of Vietnamese culture
Ẩm thực là một phần quan trọng của văn hóa Việt
Vietnam’s rivers, rice paddies, mountains and deep blue seas are deeply ingrained in the local culture. Because of this, it’s rude to leave food uneaten, especially when you’re in someone’s home and they’ve cooked for you. It’s an insult to the land and the workers who made the meal possible. Try not to take more than you can eat, and be sure to give out many compliments.
Hình ảnh Việt Nam gắn với con sông, cánh đồng lúa, núi non và biển xanh thẳm đã ăn sâu vào văn hóa địa phương. Bởi lẽ đó, việc bỏ lại đồ ăn thừa được coi là rất thô lỗ, đặc biệt là khi bạn đến nhà ai đó chơi và họ nấu cho bạn ăn. Đó cũng được coi là việc làm không tôn trọng tới mảnh đất và người lao động đã làm ra bữa ăn cho bạn. Hãy cố gắng lấy đồ ăn vừa đủ và hãy đưa ra nhiều lời khen ngợi.
They don’t like outsiders criticizing their country
Người Việt không thích người ngoài chỉ trích về đất nước của họ
Vietnamese people talk about their societal problems all the time – be it pollution, traffic, corruption, academic cheating, etc. But they’re less patient when it’s a foreigner doing the criticizing. It comes off as arrogant, as though the person were saying, “Here are all the reasons why my country is better than Vietnam.” When it’s understood like that, of course it’s upsetting. If you make a joke about the crazy traffic, you’ll be fine, but don’t go on and on without also recognizing that there is so much to love about this amazing country.
Người Việt nói về các vấn đề xã hội của họ mọi lúc - có thể là ô nhiễm giao thông, tham nhũng, gian lận trong học tập... Nhưng họ sẽ khó mà kiên nhẫn được khi nghe người nước ngoài chỉ trích họ. Điều đó tỏ vẻ kiêu ngạo, như thể người đó nói rằng: "Đây là tất cả lý do vì sao nước tôi tốt hơn Việt Nam." Và khi bị người nước ngoài hiểu như vậy, người Việt sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nếu bạn pha trò về giao thông hỗn loạn, bạn vẫn ổn thôi, nhưng đừng tiếp tục mà không nhận ra rằng có rất nhiều thứ đáng yêu ở đất nước này.
__________
Người dịch/ Translator: Hannah Hoang
Nguồn/ Source: Culture Trip
Ảnh/ Photo: Tạp chí Tuyên giáo
Chú thích/ Note: *Bản gốc chữ màu đen/ The source language is black
*Bản dịch chữ màu xanh/ The target language is green
Comments